Chơn Thành định hướng lên thị xã, cơ hội vàng trong đầu tư tại đây

I. Định hướng Chơn Thành trở thành thị xã vào năm 2022.

Trong những năm qua, huyện Chơn Thành đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng đồng bộ, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tổng nguồn vốn đầu tư công của huyện Chơn Thành là 636,72 tỷ đồng. Theo đó, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng hàng chục dự án như: nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hệ thống đường giao thông, cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa… Điển hình là các công trình mở rộng, nối dài các tuyến đường xuyên tâm kết nối giữa thị trấn Chơn Thành và các xã như: tuyến đường Ngô Tất Tố, Phạm Hồng Thái, Cao Bá Quát, ĐH01, ĐH05, ĐH15… với tổng chiều dài hàng chục kilômét đi qua địa bàn thị trấn Chơn Thành kết nối với các xã trong huyện. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội bứt phá đi lên, nâng cao đời sống nhân dân, đưa Chơn Thành trở thành thị xã trong tương lai gần.

Chơn Thành có vị trí chiến lược quan trọng, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài 35km, cách thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) khoảng 55km và cách trung tâm TP.HCM khoảng 80km. Phía Đông huyện giáp thành phố Đồng Xoài và huyện Đồng Phú, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng, phía Nam giáp huyện Bàu Bàng và huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), phía Bắc giáp huyện Hớn Quảng. Chơn Thành hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. 

Quy hoạch Chơn Thành mang tính chất là đô thị trọng điểm của tiểu vùng Bắc – Tây Bắc TP.HCM, là một trong 4 đô thị kinh tế trọng lực của Bình Phước. Chơn Thành sẽ là đô thị có hạ tầng hiện đại, đồng bộ theo chuẩn đô thị loại IV, hướng tới chuẩn đô thị loại III.

+ Khu vực nội đô được xác định bởi các xã: Thị trấn Chơn Thành, xã Thành Tâm, Minh Long, Minh Hưng, Minh Thành.

+ Khu vực ngoại thị gồm 4 xã: Quang Minh, Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng.

II. Quy hoạch huyện Chơn Thành về phát triển không gian đô thị

Dự kiến Chơn Thành sẽ phân thành 5 đô thị là 5 phượng nội thị. Các khu đô thị được xác định cụ thể như sau:

Khu đô thị số 1 (thị trấn Chơn Thành hiện hữu):

Phía Nam giáp xã Thành Tâm

Phía Bắc giáp xã Minh Hưng

Phía Đông giáp xã Minh Thành

Phía Tây giáp xã Minh Long

Khu đô thị số 2

Nằm ở phía Tây Bắc thị trấn Chơn Thành, thuộc xã Minh Hưng. Khu đô thị số 2 có vị trí:

Phía Bắc giáp huyện Hớn Quảng

Phía Nam giáp xã Minh Long và thị trấn Chơn Thành

Phía Đông giáp tuyến điện 220 kV hiện hữu và đất dự trữ phát triển

Phía Tây giáp tuyến ĐH Minh Hưng – Ngọc Lầu nối dài

Khu đô thị số 3

Nằm ở phía Tây thị trấn, thuộc xã Minh Hưng, có vị trí như sau:

Phía Đông giáp thị trấn Chơn Thành

Phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng của tỉnh Bình Dương

Phía Nam một phần giáp ĐH 239, một phần giáp tuyến song song phía Nam DDT751 qua trung tâm xã Minh Long.

Phía Bắc giáp xã Minh Hưng, tuyến ĐH ranh Minh Hưng – thị trấn Chơn Thành.

Khu đô thị số 4

Khu đô thị số 4 nằm về phía Đông thị trấn Chơn Thành, thuộc xã Minh Thành, có vị trí cụ thể như sau:

Phía Bắc giáp tuyến DH, trung tâm huyện – Quang Minh

Phía Nam giáp xã Thành Tâm

Phía Đông giáp tuyến điện 220 Kv từ Trạm điện Chơn Thành đi Cửa khẩu Hoa Lư

Phía Tây giáp thị trấn Chơn Thành và một phần xã Minh Hưng

Khu đô thị số 5

Khu đô thị số 5 nằm ở phía Nam thị trấn, thuộc xã Minh Thành, có vị trí cụ thể như sau:

Phía Bắc giáp thị trấn Chơn Thành và Minh Thành

Phía Nam giáp huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Phía Đông giáp huyện Phú Giáo

Phía Tây giáp ranh Khu công nghiệp Chơn Thành 1, 2

Theo quy hoạch đến năm 2030 - tầm nhìn 2040, Chơn Thành sẽ là đô thị trọng điểm của tiểu vùng Tây Bắc, là cực tăng trưởng trọng điểm của vùng phía Bắc TP. HCM; là trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, y tế cấp vùng; là 1 trong 4 đô thị động lực kinh tế của tỉnh Bình Phước; là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng của vùng và của quốc gia; là khu vực phát triển công nghiệp - đô thị tập trung của tỉnh; là đô thị có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại IV, hướng tới tiêu chuẩn đô thị loại III.